Những di tích Ephesus

Cổng Augustus.Ngôi mộ Gioan Tông đồ Thánh sửVương cung thánh đường thánh Gioan.

Ephesus là nơi có rất nhiều di tích cổ La Mã ở phía đông Địa Trung Hải. Mới chỉ ước tính có khoảng 15% đã được khai quật[cần dẫn nguồn]. Các di tích hữu hình này cho ta một số ý tưởng về vẻ huy hoàng nguyên thủy của thành phố, và những cái tên gắn liền với các di tích gợi nhiều liên tưởng về sự tồn tại trước đây của chúng. Nhà hát lộ thiên vượt lên cảnh nhìn xuống đường bến cảng, dẫn đến bến cảng đã bị cát bùn phù sa bồi lên.

Thư viện Celsus - mà mặt tiền của nó đã được tái thiết lại một cách cẩn thận từ tất cả các mảng nguyên thủy - đã được xây dựng từ năm 125 sau Công nguyên để tưởng niệm Tiberius Julius Celsus Polemaeanus, một nhân vật Hy Lạp cổ đại[53][54][55], người từng là thống đốc La Mã ở tỉnh châu Á (năm 105-107) trong đế quốc La Mã. Celsus đã trả tiền cho việc xây dựng thư viện này bằng tài sản cá nhân của mình[56], và được chôn trong một cái quách bên dưới nền thư viện[57]. Thư viện chủ yếu được xây dựng bởi con trai ông là Gaius Julius Aquila[58] và đã từng chứa gần 12.000 cuộn sách. Được thiết kế với một lối vào quá lớn — theo nhiều nhà sử học suy đoán là để tăng cường kích thước nhận thức về nó — tòa nhà quay mặt về hướng đông để phòng đọc có thể tận dụng tối đa ánh sáng buổi sáng.

Vương cung thánh đường Thánh Gioan được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên dưới triều hoàng đế Justinian I trên nơi được cho là của ngôi mộ của vị tông đồ này.

Đền Artemis, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, chỉ còn lại một cây cột không dễ thấy, được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ của viện Bảo tàng Anh trong thập niên 1870. Một số mảnh vỡ của bức hoành phi (không đủ để hình dung ra hình dạng của bức hoành phi gốc) và các vật nhỏ tìm thấy khác, đã được lấy đi - một số mang sang Viện Bảo tàng Anh ở London và một số đến viện "Bảo tàng khảo cổ học" ở Istanbul.

Odeon là một nhà hát nhỏ có mái che[59] được xây dựng bởi vợ chồng Vedius Antonius vào khoảng năm 150 sau Công nguyên. Đó là một phòng nhỏ để diễn kịch và trình diễn âm nhạc, có chỗ ngồi cho khoảng khoảng 1.500 người. Có 22 bậc cầu thang trong nhà hát. Phần trên của nhà hát được trang trí bằng những cây cột đá granite màu đỏ theo phong cách Corinthian. Các lối vào ở cả hai bên sân khấu chỉ một vài bước đi[60].

Đền Hadrian có từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên nhưng đã trải qua các sửa chữa trong thế kỷ thứ 4 và đã được xây dựng lại từ các mảnh vỡ kiến trúc còn sót lại. Các bức tượng nổi ở các phần trên là tượng đúc, các tượng gốc nay được trưng bày tại nhà Bảo tàng khảo cổ Ephesus. Một số nhân vật được mô tả trong các bức tượng đúc nổi, trong đó có hoàng đế Theodosius I với vợ và người con trai cả[61]. Ngôi đền được mô tả ở mặt sau của tờ tiền giấy 20 triệu lira năm 2001-2005[62] và trong tờ tiền giấy 20 lira mới năm 2005-2009[63]

Đền Sebastoi (đôi khi cũng gọi là Đền Domitianus), được cung hiến cho triều đại Flavius, là một trong số những ngôi đền lớn nhất ở thành phố. Đền được dựng lên trên một mặt bằng giả 2 hàng cột (pseudodipteral) với 8 × 13 cột. Ngôi đền và tượng của nó là những di tích ít ỏi còn sót lại có liên quan tới Domitianus.[61]

Nhà hát có sức chứa ước tính khoảng 24.000 chỗ ngồi được cho là một nhà hát lộ thiên lớn nhất ở thế giới cổ đại.

Ngôi mộ/Đài phun nước Pollio do Offilius Proculus dựng lên năm 97 sau Công nguyên để vinh danh C. Sextilius Pollio[64], người đã xây dựng các cống dẫn nước Marnas. Nó có một mặt tiền lõm[60][61].

Có hai quảng trường (agora), một dành cho việc buôn bán và một dành cho việc kinh doanh của nhà nước[65][66].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ephesus http://www.oeai.at/eng/ausland/geschichte.html http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/1133.html http://books.google.com/?id=cABi5Pt7FgQC&pg=PR7&dq... http://books.google.com/books?id=4FwV5fu8D_UC&pg=P... http://books.google.com/books?id=7ND_CE9If3kC http://books.google.com/books?id=gGKsS-9h4BYC http://books.google.com/books?id=i6Q8AAAAIAAJ&dq=E... http://books.google.com/books?id=lNV6-HsUppsC&pg=R... http://books.google.com/books?id=yf5b50KuibQC&pg=P... http://community.iexplore.com/planning/journalEntr...